Kho ngoại quan là gì? Những quy định pháp luật về kho ngoại quan
Cập nhật: 6/3/2022 | 1:40:20 PM
Trong thương mại xuất nhập khẩu, khi hàng hoá được lưu kho trong quá trình thông quan, chúng ta hay sử dụng “kho ngoại quan”. Vậy kho ngoại quan là gì? Quy định và thủ tục để thành lập và hoạt động kho ngoại quan như thế nào? Mời Quý Doanh Nghiệp cùng Intertrans tìm hiểu bài viết sau đây.
Kho ngoại quan là gì?
Kho ngoại quan được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 02.11.1998 và được Tổng cục Hải Quan hướng dẫn thi hành theo Thông tư số 12/1998/TT-TCHQ ngày 10.12.1998
Theo chuyên ngành logistics, kho ngoại quan là kho được xây dựng tại Việt Nam theo quy định của Hải Quan để tạm lưu giữ, bảo quản hàng hoá cách biệt với xung quanh đối với hàng nhập từ nước ngoài về chờ xuất khẩu tiếp hoặc nhập vào Việt Nam. Ngoài ra còn để lưu trữ tạm thời hàng trong nước đã làm thủ tục Hải Quan và chờ xuất khẩu. Ngoại quan có nghĩa là bên ngoài nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của Hải Quan. Hải Quan tại kho vực kho sẽ kiểm tra và quản lý tổng thể kho ngoại quan gồm: hàng hoá, phương tiện vận tải ra vào, bảo quản lưu trữ trong kho.
Những quy định pháp luật về kho ngoại quan được Thủ tướng Chính phủ ban hành chi tiết, cụ thể theo quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ngày 02.11.1998 và được Tổng cục Hải Quan hướng dẫn thi hành theo Thông tư số 12/1998/TT-TCHQ ngày 10.12.1998.
Doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập kho ngoại quan phải tuân theo các quy định của Pháp Luật và đảm bảo trang thiết bị, mặt bằng, con người, phương tiện, nghiệp vụ. Ngoài việc cho thuê kho, chủ kho ngoại quan còn có thể làm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thông quan, giám định, bảo hiểm, kiểm dịch, đóng gói và bao bì.
Đối tượng thuê kho gồm cả cá nhân và doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Hợp đồng thuê có quy chuẩn theo mẫu của Tổng cục Hải Quan ban hành.
Kho ngoại quan nhìn khuôn viên từ bên ngoài
Kiểm tra ngoại quan là gì?
Là hoạt động kiểm tra, giám sát của Chi Cục, Tổng Cục Hải Quan đối với kho ngoại quan mà Doanh Nghiệp đã đăng ký và được cấp phép. Thông thường sau 1 quý là Doanh Nghiệp phải thống kê và làm báo cáo gửi về Chi Cục quản lý mình. Trong 1 năm thì Chi cục sẽ tiến hành kiểm tra thực tế và đánh gái.
Các khu vực được phép thành lập kho ngoại quan
Kho ngoại thường được xây dựng và bố trí ở những địa điểm thuận lợi giao thông, thủ tục hành chính, thuận tiện cho Hải Quan tại địa phương
- Các tỉnh, thành phố lớn, đặc biệt là những thành phố có cảng biển, sân bay quốc tế rất thuận lợi cho xuất nhập khẩu. Trải dài từ Bắc vào Nam có Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hoà, Hồ Chí Minh.
- Các khu công nghiệp, chế xuất, đặc khu kinh tế lớn như: Bắc Ninh, Hải Dương, Sóng Thần, ICD Biên Hoà, Bình Dương, Cát Lái, Tân Thuận…Nơi đây gần và tập trung các doanh nghiệp sản xuất lớn, cả trong nước và nước ngoài.
- Các khu vực gần cục Hải Quan cũng được bố trí kho ngoại quan để thuận tiện cho việc giám sát và kiểm tra ngoại quan. Thường thì các cụm công nghiệp, cảng biển hay sân bay sẽ bố trí Hải Quan và kho ngoại quan sát nhau để thuận tiện cho các bên. Rất nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, Chúng ta sẽ thấy ở đầu cổng là trụ sở Hải Quan để hỗ trợ Doanh nghiệp nhanh nhất và thuận tiện nhất.
Kho ngoại quan được thực hiện dịch vụ gì?
- Lưu giữ và bảo quản hàng hoá của chủ hàng
- Nhận uỷ quyền hàng hoá khi chủ hàng yêu cầu
- Đóng gói, phân loại hàng hoá
- Làm thủ tục Hải Quan hoặc lấy mẫu hàng hoá phục vụ công tác kiểm tra, giám sát
- Vận chuyển hàng hoá ra, vào kho theo yêu cầu
- Bốc dỡ hàng hoá trong kho.
Quy định hợp đồng thuê kho, quy trình và thủ tục
- Hợp đồng được lập dựa trên đồng ý của chủ hàng và chủ kho theo mẫu của Tổng cục Hải Quan ban hành.
- Thời hạn thuê kho do 2 bên quy định nhưng không vượt quá thời hạn lưu kho ngoại quan theo điều 61, Khoản 1, Luật Hải Quan quy định. Nếu quá thời hạn, chủ hàng hoặc người được uỷ quyền làm đơn đề nghị thanh khoản để Hải Quan tiến hành thanh lý hàng hoá theo Luật Hải Quan.
- Hàng hoá bị hỏng, hoặc hết hạn sử dụng cần được tiêu huỷ trong quá trình lưu kho cần được chủ hàng đồng thuận.
- Thời hạn hợp đồng thuê kho là không quá 365 ngày (1 năm) kể từ ngày hàng hoá được đưa vào kho. Trong thời gian hợp đồng, chủ kho có trách nhiệm giám sát, phối hợp với Hải Quan theo yêu cầu cũng như thông báo thời hạn hợp đồng hết hạn. Khi cần gi hạn, Chủ hàng cần làm đơn và được sự đồng ý của Cục trưởng Hải quan cho phép không quá 180 ngày (6 tháng) kể từ ngày hết hạn.
- Thủ tục Hải Quan khi đưa hàng từ nước ngoài nhập về hay từ nội địa, khu phi thuế quan vào kho ngoại quan thì chủ hàng hoặc bên được chủ hàng uỷ quyền bắt buộc phải đến làm thủ tục, giấy tờ nhập kho
- Khi hàng từ kho xuất ra nước ngoài hay vào nội địa, khu phi thuế quan thì Chủ hàng hoặc người uỷ quyền phải làm thủ tục với Chi cục Hải Quan đang quản lý kho đó.
- Hàng đã gửi kho ngoại quan đang chờ tái xuất thì không được phép nhập lại vào Việt Nam lần nữa.
- Tất cả hàng hoá dù theo hình thức nào, nhập, xuất hay nội địa, vận chuyển thì đều phải làm thủ tục và khai báo với Hải Quan.
- Bất kỳ các hình thức nào để lách luật, trốn thuế xuất, nhập khẩu và thuế VAT đều vi phạm pháp luật và bị xử phạt.
- Bộ tài chính là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục, quy định thuế cũng như giám sát, kiểm tra của Hải Quan đối với hàng hoá có liên quan đến kho ngoại quan.
Bên ngoài 1 kho ngoại quan
Doanh nghiệp muốn xây dựng kho ngoại quan cần làm gì?
- Tất cả doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài đang hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp có chức năng kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ghi rõ trên giấy phép đăng ký kinh doanh
- Doanh nghiệp có kho bãi riêng, vị trí giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật, nghiệp vụ, con người, phương tiện… đảm bảo theo yêu cầu kho bãi và phù hợp với yêu cầu làm việc của Hải Quan
Hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan
- Đơn đề nghị công nhận đủ điều kiện theo mẫu số 1 của Nghị định 68/2016/NĐ-CP
- Bản sao đăng ký kinh doanh
- Thiết kế kho bãi (1 bản sao)
- Mô tả phần mềm quản lý (1 bản chính
- Giấy phép sở hữu/sử dụng kho (1 bản sao)
- Giấy chứng nhận PCCC (1 bản sao)
- Tất cả giấy tờ gửi qua bưu điện, trực tiếp hoặc qua hệ thống điện tử đến Tổng Cục Hải Quan. Sau 15-30 ngày làm việc, Doanh Nghiệp sẽ nhận được quyết định kho ngoại quan và hướng dẫn.
Trong quá trình vận hành kho ngoại quan, Tổng cục Hải Quan sẽ rút giấy phép trong các trường hợp sau:
- Chủ kho yêu cầu
- Chủ kho vi phạm pháp luật
- Trong 6 tháng từ ngày được cấp phép mà không hoạt động cũng như không có lý do chính đáng.
Một số quy định khác
- Nếu hàng hoá được vận chuyển giữa các điểm, các kho cùng một Chi cục Hải Quan thì việc giám sát do Cục trưởng Cục hải quan đó quy định
- Nếu có dấu hiệu vị phạm luật pháp, Chi cục trưởng cục Hải Quan sẽ là người có quyết định kiểm tra và kiểm hoá.
- Khi chuyển quyền sở hữu trong khi thì bắt buộc phải thông báo cho Chi cụ Hải Quan. Thời hạn lưu giữ vẫn tính từ ngày hàng hoá bắt đầu vào kho từ trước đó.
- Báo cáo hàng tồn kho sẽ do Chủ kho và Chủ hàng làm việc đối chiếu nhau định của vào ngày 15 của tháng đầu quý sau. Sau đó phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan thông báo tình hình theo mẫu 24/BC-KNQ/GSQL
- Hàng năm, Cục Hải Quan sẽ tiến hành kiểm tra ngoại quan và gửi báo cáo về Tổng cục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của Chủ kho cũng như Chủ hàng.
- Hàng hoá tạm nhập tái xuất vào kho ngoại quan thì nhập khẩu bình thường và báo cáo thực tế cho hải quan. Khi xuất kho bắt buộc phải xuất khẩu, không được phép bán nội địa. Hàng đã xuất khẩu sẽ không được phép tạm nhập lại lần nữa.
Ưu điểm và nhược điểm khi dùng kho ngoại quan
Ưu điểm:
- Đối với hàng nhập khẩu về Việt Nam để bán trong nước, Doanh Nghiệp sẽ chưa phải nội thuế nhập khẩu trong quá trình lưu kho.
- Thuận tiện cho cả 2 bên; bên kho hàng dễ sắp xếp, bố trí và bên chủ hàng cũng dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hoá.
Nhược điểm:
- Hàng hoá phải thêm 1 bước thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục quản lý.
- Hàng hoá xuất ra phải thêm bước kê khai và báo cáo với Chi cục Hải quan quản lý.
Hàng hoá bên trong kho ngoại quan
Trên đây là chia sẻ của Intertrans về kho ngoại quan, rất mong Quý Doanh Nghiệp ủng hộ và hợp tác với Chúng Tôi. Là đơn vị logistics tiên phòng với 15 năm kinh nghiệm tại Việt Nam, Chúng Tôi luôn sẵn sàng hợp tác và phục vụ Quý Khách. Mọi thông tin vui lòng liệ hệ: Ms. Quyên: 0904 244 427 (ưu tiên) hoặc Ms. Hiếu: 0985 572 792
Tin tức khác
- Giá CFR là gì? CFR là gì trong xuất nhập khẩu?
- CIF là gì? Điều kiện C.I.F trong xuất nhập khẩu | Intertrans
- Điều kiện DAP là gì? Những điều cần biết về DAP | Intertrans
- Fas là gì? Điều kiện giao hàng tại mạn tàu | Intertrans
- Ký gửi hàng hóa là gì? Và những điều bạn nên biết | Intertrans
- Chủng loại là gì? Chủng loại sản phẩm là gì? | Intertrans
- Trọng tải là gì? Phân biệt giữa trọng tải và tải trọng | Intertrans
- Hàng tồn kho là gì? Quản trị hàng tồn kho như thế nào?
- Cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ cực đơn giản | Intertrans
- Vận đơn là gì trong vận tải hàng hóa | Intertrans