CIF là gì? Điều kiện C.I.F trong xuất nhập khẩu | Intertrans

Cập nhật: 17/2/2022 | 9:14:19 AM

Trong Incoterm 2010, 1 điều khoản giao hàng rất phổ biến được nhiều nhà xuất khẩu sử dụng khi ký kết hợp đồng; đó là CIF. Mời Quý Doanh Nghiệp cùng tìm hiểu về CIF là gì, điều kiện CIF, điều khoản CIF trong bài viết dưới đây.

Trong Incoterm 2010, 1 điều khoản giao hàng rất phổ biến được nhiều nhà xuất khẩu sử dụng khi ký kết hợp đồng; đó là CIF. Mời Quý Doanh Nghiệp cùng tìm hiểu về CIF là gì, điều kiện CIF, điều khoản CIF trong bài viết dưới đây.

CIF là gì? 

CIF là gì trong xuất nhập khẩu? CIF viết tắt của Cost, Insurance, Freight (Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước vận chuyển). Người bán có trách nhiệm chuyển hàng lên tàu biển, mua bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng và trả luôn cả cước vận chuyển sang đến tận cảng/sân bay của người mua. Người mua chỉ có trách nhiệm thông quan nhập khẩu và lấy hàng.

Trên các chứng từ xuất nhập khẩu theo Incoterms, Chúng ta thường hay thấy: Terms: CIF + cảng đich + quốc gia đến. Ví dụ: CIF Bangkok port, Thailan 

Incoterms là thuật ngữ viết tắt của International Commerce Terms, là các điều khoản thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trên hợp đồng ngoại thương. Điều khoản CIF là một trong những điều khoản phổ biến của hoạt động thương mại quốc tế.

>>> Xem thêm: Điều cần biết về ngành xuất nhập khẩu

Sơ đồ ví dụ điều kiện giao hàng CIF

Rủi ro trong điều kiện giao hàng CIF

Mặc dù người bán phải thu xếp hàng đến tận cảng của người mua nhưng theo điều kiện CIF, trách nhiệm của người bán sẽ chuyển sang cho người mua ngay sau khi hàng được đưa lên tàu.

Theo Incoterms thì mỗi điều kiện giao hàng sẽ quy định rủi ro riêng. Đối với điều kiện CIF được quy định ngay tại cảng xếp hàng. Sau khi người bán đưa hàng lên boong tàu là rủi ro được chuyển sang cho người mua. Người Bán chỉ hỗ trợ mua bảo hiểm và thuê vận chuyển sang cảng đích cho người mua. Như vậy, bảo hiểm (insurance) là của bên mua được hưởng. Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến rủi ro và bồi thường, người mua sẽ đứng ra đòi bên bảo hiểm. Bên bán chỉ có trách nhiệm trả phí bảo hiểm và vận chuyển (freight) thay cho người mua.

>>> Xem thêm: Các loại đóng gói hàng xuất khẩu 

Quyền lợi và trách nhiệm của các bên theo điều khoản CIF

Người bán

- Chịu mọi chi phí, rủi ro về hàng hoá để xếp lên boong tàu.

- Trả phí bảo hiểm và cước biển đến cảng đích.

- Thu xếp hợp đồng vận tải để chở hàng đến cảng đích.

- Làm thủ tục thông quan xuất khẩu và trả chi phí tại địa phương

- Thông báo cho người mua lịch tàu, kế hoạch giao hàng, ngày hàng đến

- Giao hàng theo quy định của hợp đồng

- Hoàn thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho người mua

- Nhận thanh toán từ người mua

Người mua:

- Thanh toán cho người bán

- Kiểm tra hàng trước khi bốc xếp

- Chịu trách nhiệm, rủi ro về hàng hóa ngay sau khi hàng đã được xếp lên tàu.

- Thông quan nhập khẩu lô hàng và trả các phí tại địa phương

Sơ đồ mô tả rủi ro điều khoản CIF

Doanh nghiệp nên mua CIF không?

Thường Doanh nghiệp nhỏ và vừa mua CIF sẽ thuận tiện hơn vì không phải thu xếp vận chuyển đường biển. Dù là mua FOB hay mua CIF thì trách nhiệm thuộc về Doanh Nghiệp vẫn là sau khi hàng được xếp lên boong tàu. 

Do người bán thu xếp vận chuyển biển nên họ vẫn có quyền kiểm soát lô hàng thông qua bộ vận đơn BL. Vì thế, mua CIF thuận tiện nhưng sẽ có rắc rối trong trường hợp người bán có vấn đề với chứng từ thanh toán; hoặc người mua thanh toán xong nhưng người bán chậm hoặc không chuyển chứng từ để người mua lấy hàng. Trong thương mại quốc tế, để đảm bảo thì người nhập khẩu nên sử dụng hình thức thanh toán LC hay vì TT để giảm thiểu rủi ro.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không có bộ phận xuất nhập khẩu chuyên nghiệp để thu xếp vận tải, tàu biển nên mua CIF là thuận tiện nhât. Tuy nhiên, nếu Quý Doanh nghiệp muốn mua FOB thì có thể liên hệ với Chúng Tôi - Intertrans là Công Ty logistics chuyên nghiệp với 15 năm kinh nghiệm để thu xếp tàu bè, container, xe tải cũng như là làm thủ tục nhập khẩu cho Quý Khách.

Xem thêm: Công ty gửi hàng đi Lào giá tốt nhất hiện nay

Xếp container lên tàu tại cảng xuất hàng theo điều kiện CIF

Doanh nghiệp nên bán CIF không?

Khi xuất khẩu, Intertrans khuyên Quý Công Ty nên bán CIF để chủ động trong việc sản xuất hàng hoá, thu xếp vận chuyển nội địa cũng như là vận tải biển quốc tế. Nếu Quý Doanh Nghiệp không có bộ phận xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với Intertrans để được tư vấn và hỗ trợ. 

Việc bán CIF sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động hơn và có thể tạo quan hệ tốt với các công ty vận chuyển, hãng tàu; nhằm đảm bảo có được chỗ và giá cước tốt trong mùa cao điểm. Cước vận tải tốt sẽ giúp Quý Công Ty gia tăng lợi nhuận.

Bán CIF sẽ giúp Doanh Nghiệp thu được nhiều ngoại tệ hơn và gia tăng uy tín với ngân hàng tại Việt Nam.

Bán CIF giúp Doanh Nghiệp kiểm soát được cả lô hàng cho đến khi sang đến bên cảng của người mua. Dù trách nhiệm thuộc về người mua ngay sau khi hàng lên tàu nhưng người bán vẫn có quyền kiểm lô hàng cho đến khi chuyển bộ BL gốc cho người mua.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp Quý Doanh Nghiệp có quyết định đúng đắn hơn trong quá trình xuất nhập khẩu. Intertrans là Công Ty đã có 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ vận chuyển nội địa, thông quan và vận chuyển quốc tế luôn sẵn sàng đồng hành cùng Doanh Nghiệp. Quý Khách có nhu cầu hợp tác chỉ cần gọi: Ms. Quyên: 0904 244 427 (ưu tiên) hoặc Ms. Hiếu: 0985 572 792

>>> Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng đi Campuchia tốt nhất hiện nay

 

Tin tức khác