Quy trình nhập khẩu hàng hóa qua hải quan
Cập nhật: 12/1/2022 | 11:23:14 AM
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bao gồm nhiều bước, tương đối phức tạp và yêu cầu có chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa qua hải quan
Quy trình nhập khẩu hàng hóa gồm 9 bước cơ bản sau đây.
Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu
Trước khi tiến hành các bước của quy trình nhập khẩu hàng hóa, cần xác định hàng hóa có thuộc hàng thông thường hay thuộc danh sách hàng hóa đặc biệt, hàng cấm nhập khẩu, hàng bắt buộc phải xin giấy phép khi nhập khẩu không.
- Hàng nhập khẩu thông thường: Tiến hành các thủ tục nhập khẩu thông thường.
- Hàng cấm nhập khẩu: Bắt buộc phải dừng nhập khẩu mặt hàng này để tránh vi phạm pháp luật.
- Hàng hóa bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu: Phải hoàn tất các thủ tục, giấy phép nhập khẩu trước khi hàng về đến cảng.
- Hàng cần công bố hợp quy: Cần thực hiện các thủ tục công bố hợp quy cho sản phẩm trước khi đưa về cảng.
- Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Sau khi hàng hóa được vận chuyển về cảng, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra trước khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu tiếp theo của quy trình nhập khẩu hàng hóa.
Bạn cần tiến hành khảo sát thông tin nguồn hàng từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau để so sánh, lựa chọn được công ty cung cấp hàng hóa uy tín với giá cả hợp lý nhất.
Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương
Trước khi ký kết hợp đồng, bạn cần thương thảo, đàm phán với bên xuất khẩu những thông tin có liên quan (tên hàng hóa, số lượng, khối lượng hàng, quy cách đóng gói, giá cả,...) và một số điều khoản quan trọng khi xuất nhập khẩu (điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chứng từ cần thiết mà bên bán phải gửi cho bạn,...).
Sau khi đã thống nhất, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng dựa trên những thỏa thuận và quy định của pháp luật hai nước.
Bước 3: Kiểm tra chứng từ hàng hóa
Bước tiếp theo của quy trình nhập khẩu hàng hóa chính là kiểm tra chứng từ hàng hóa. Các giấy tờ nhập khẩu cần thiết gồm:
- Hợp đồng ngoại thương.
- Vận đơn.
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói.
- Giấy chứng nhận CA, CO, CQ, đơn bảo hiểm của hàng hóa, chứng thư kiểm dịch thực vật/động vật,...
- Ngoài ra còn có một số giấy tờ liên quan khác như giấy công bố hợp quy, giấy tờ kiểm dịch,...
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Nếu hàng hóa nằm trong danh sách những sản phẩm cần kiểm tra chuyên ngành thì bạn bắt buộc phải thực hiện bước này trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Thông thường, hãng vận chuyển sẽ gửi giấy báo cho bạn khoảng 2 ngày trước khi cập cảng.
Bước 5: Khai và gửi tờ khai hải quan
Đơn vị vận chuyển sẽ gửi cho bạn thông báo hàng đến cảng. Sau khi nhận được thông báo này, bạn cần tiến hành điền đầy đủ thông tin vào tờ khai và gửi tờ khai hải quan.
Thông tin cần điền vào tờ khai hải quan bao gồm: số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai, tên và địa chỉ của bên xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin chi tiết của lô hàng, hóa đơn thương mại, danh sách hàng hóa,... Có thể thực hiện khai báo online trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan, không cần phải đến tận nơi làm việc của hải quan.
Sau khi khai xong, bạn sẽ gửi tờ khai lên hải quan và chờ phản hồi. Nếu có lỗi, hệ thống sẽ thông báo trên màn hình máy tính để bạn chỉnh sửa. Khi hồ sơ đã hợp lệ, bạn sẽ nhận được số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng hải quan.
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Đơn vị vận chuyển sẽ phát hành lệnh giao hàng, bên kho, bãi căn cứ vào đó để thực hiện giao hàng cho bạn.
Để lấy được lệnh giao hàng, bạn cần cung cấp các giấy tờ cần thiết gồm bản sao chứng minh nhân dân, bản gốc và bản sao vận đơn.
Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Bước thứ 7 trong sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa chính là chuẩn bị hồ sơ hải quan. Dựa vào kết quả phân luồng ở bước 5 để bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
- Luồng xanh: Được phép thông quan, bạn chỉ cần in tờ khai và đóng thuế.
- Luồng vàng: Hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, giấy tờ nhập khẩu hàng hóa.
- Luồng đỏ: Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa.
Bước 8: Nộp thuế hoàn tất thủ tục hải quan
Khi tờ khai được thông qua, bạn cần nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (đối với một số loại hàng cần nộp thêm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt,...).
Bước 9: Làm thủ tục đổi lệnh, chuyển hàng hóa về kho bảo quản
Đây là bước cuối cùng của quy trình nhập khẩu hàng hóa. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, bạn cho nhân viên vận chuyển đến chở hàng về kho, bãi.
Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
- Bạn được phép khai tối đa 50 dòng trên một tờ khai hải quan. Trường hợp cần nhập số lượng hàng nhiều hơn, bạn phải tách thành nhiều tờ khai, các tờ khai sẽ liên kết với nhau bằng số nhánh.
- Cần tìm hiểu thông tin về thuế suất mà bạn phải đóng khi nhập khẩu, xem hàng hóa có thuộc trường hợp được miễn/giảm thuế không để đảm bảo lợi ích khi khai báo trên hệ thống.
- Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để việc thông quan diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, đặc biệt là khi lô hàng bị phân vào luồng vàng, luồng đỏ.
- Quy trình nhập khẩu hàng hóa và thủ tục hải quan khá phức tạp, mất thời gian, bạn nên cân nhắc thuê các đơn vị chuyên về dịch vụ vận chuyển quốc tế để hàng hóa được nhập khẩu nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Được thành lập vào năm 2007, sau hơn 14 năm xây dựng và phát triển, đến nay Intertrans đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Intertrans cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế (vận chuyển hàng hóa đi Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc,...), làm thủ tục hải quan, môi giới vận tải và kho, bãi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình nhập khẩu hàng hóa mà Intertrans muốn chia sẻ. Nếu muốn thuê dịch vụ vận chuyển hàng quốc tế uy tín, bạn hãy liên hệ ngay với Intertrans để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Tin tức khác
- Tổng hợp kinh nghiệm gửi hàng đi nước ngoài giá trị nhất
- Mua hàng nước ngoài vận chuyển về Việt Nam | Intertrans
- Top 6 công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế uy tín Việt Nam
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bằng đường biển
- Hóa đơn thương mại là gì? Và vai trò trong xuất nhập khẩu
- Công văn số 5371/TCHQ-TXNK ngày 12/11/2021 của Tổng cục Hải quan v/v hướng dẫn tham vấn Trị Giá Hải Quan
- Cước vận tải biển vẫn chưa hạ nhiệt
- Việc ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng
- Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 134/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số đIều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của việt nam để thực hiện bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt nam - Campuchia giai đoạn 2021-2022